Xét nghiệm PCR (Polemerase Chain Reaction, phản ứng chuỗi polymerase) được cho là xét nghiệm có giá trị rất cao và được thực hiện từ trong giai đoạn sớm. Đây là một phương pháp xét nghiệm có độ nhạy và độ đặc hiệu rất cao.
1. Xét nghiệm PCR là gì?
Xét nghiệm PCR hay còn gọi là xét nghiệm sinh học phân tử là một kỹ thuật nhằm tạo ra một lượng lớn bản sao DNA mục tiêu trong ống nghiệm dựa vào các chu kỳ nhiệt. Kỹ thuật này được nhà khoa học người Mỹ Kary Mullis phát minh vào năm 1985.
Xét nghiệm PCR đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực công nghệ sinh học do phản ứng rất nhạy và cho kết quả đặc hiệu. Xét nghiệm PCR thường có kết quả độ chính xác rất cao. Tuy nhiên kết quả cũng còn tùy thuộc trình độ của kỹ thuật viên, phương tiện máy móc làm việc và việc quản lý chất lượng. Cùng một xét nghiệm nhưng có nơi cho kết quả nhạy và chính xác, nơi khác thì không có được độ nhạy bằng.
Hiện nay để thực hiện xét nghiệm PCR thường đắt tiền hơn so với các xét nghiệm thông thường khác do hầu hết hóa chất để làm phản ứng đều phải nhập ngoại và phải mua với giá cao. Chưa kể các thiết bị để làm xét nghiệm PCR cũng lên đến vài chục ngàn USD/máy. Để xét nghiệm một bệnh phẩm, thường bạn phải chi trả 8-10 USD/lần.
2. Xét nghiệm PCR chẩn đoán bệnh gì?
PCR giúp chẩn đoán một số bệnh đặc hiệu, liên quan đến các loại virus mà các phương pháp xét nghiệm truyền thống không thể làm được
Ngày nay, xét nghiệm PCR là kỹ thuật được ứng dụng rộng rãi trong y học. Phương pháp này thường được dùng để chẩn đoán một số bệnh đặc hiệu, liên quan đến các loại virus mà các phương pháp xét nghiệm truyền thống không thể làm được. Cụ thể xét nghiệm sinh học phân tử giúp chẩn đoán chính xác các bệnh như:
- Phát hiện các tác nhân không thể nuôi cấy thường quy: như các virus (viêm gan B, viêm gan C, Dengue, HIV, Herpes, CMV, EBV, HPV, virus SARS, H5N1...), các vi khuẩn (Chlamydia, Legionella, Mycoplasma, Treponema pallidum...).
- Phát hiện các vi khuẩn lậu (Chlamydia, Legionella, Mycoplasma, Treponema pallidum...).
- Phát hiện các tác nhân nuôi cấy thất bại vì có mặt rất ít trong bệnh phẩm, đã bị điều trị kháng sinh trước đó (vd: Lao thất bại nuôi cấy, viêm màng não mủ mất đầu...).
- Phát hiện virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết.
- Phát hiện mầm mống của bệnh ung thư (tìm HPV trong ung thư cổ tử cung, phát hiện gen APC trong ung thư đại tràng, gen BRCA1 - BRCA2 trong ung thư vú, gen TPMT trong bệnh bạch cầu trẻ em, gen Rb-105 trong u nguyên bào lưới, gen NF-1,2 trong u xơ thần kinh, gen IgH và TCRy trong u lympho không Hodgkin...)
- Nghiên cứu về hệ kháng nguyên bạch cầu người (HLA, human lymphocyte antigen)...
- Phát hiện các chủng vi khuẩn kháng thuốc như S.aureus – MRSA, các vi khuẩn sinh ESBL hoặc betalactamase, carbapenemase...)
- Xác định độc tố của vi sinh vật: Tiểu đơn vị A của độc tố ruột không chịu nhiệt của Escherichia coli.
- Trong công nghệ sinh học, xét nghiệm sinh học phân tử được sử dụng trong việc lập bản đồ gen, phát hiện gen, dòng hoá gen, giải mã trình tự ADN...

3. Ưu - nhược điểm của xét nghiệm PCR
Xét nghiệm PCR cho kết quả xét nghiệm nhanh, thường không quá 5 giờ kể từ khi bắt đầu làm xét nghiệm
3.1. Ưu điểm
Phương pháp xét nghiệm PCR có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với xét nghiệm thông thường khác như:
- Cho kết quả xét nghiệm nhanh, thường không quá 5 giờ kể từ khi bắt đầu làm xét nghiệm.
- Phát hiện được các tác nhân vi sinh vật gây bệnh mà phòng thí nghiệm lâm sàng không có khả năng phát hiện với các xét nghiệm vi sinh hay miễn dịch truyền thống như các tác nhân virus (HCV, HBV, HPV...)
- Xét nghiệm sinh học phân tử cho phép xác định được những tác nhân vi sinh không thể triển khai nuôi cấy được tại phòng thí nghiệm lâm sàng vì khả năng gây dịch cao (H5N1) hay khó nuôi cấy (C. trachomatis, L.pneumophila), hay có mặt rất ít trong bệnh phẩm ( tuberculosis trong lao ngoài phổi, tác nhân viêm màng não mủ cụt đầu...), hay là các tác nhân có thể nuôi cấy được nhưng thời gian có kết quả chung cuộc quá lâu (M. tuberculosis).
- Xét nghiệm PCR còn có thể cho ra kết quả định lượng chính xác số bản copies virus/ 1 ml máu. Từ đó hỗ trợ rất đắc lực cho bác sĩ đánh giá được hiệu quả điều trị, cũng như tiên lượng giai đoạn bệnh.
- Phát hiện các đột biến gen gây ung thư, gây các bệnh di truyền khác...nhằm có biện pháp phòng ngừa bệnh.
- Xác định mối quan hệ huyết thống giữa những cá thể khác nhau.
3.2. Nhược điểm
- Xét nghiệm PCR rất khó thực hiện được một cách chuẩn mực tại các phòng thí nghiệm lâm sàng.
- Giá thành của xét nghiệm PCR khá cao.
- Xét nghiệm PCR đòi hỏi trình độ của kỹ thuật viên, bác sĩ phải là người có trình độ chuyên môn cao.
- Đòi hỏi trang thiết bị, máy móc kỹ thuật hiện đại.
Xem Thiết kế 3D phòng xét nghiệm sinh học phân tử


Dự kiến diện tích tổng thể 9m x 8m = 72m2.
1. Phòng tiếp nhận mẫu – Phân tích và trả kết quả
Yêu cầu | Mô tả |
Diện tích dự kiến (m2) | 3m x 4,6m |
Nhiệt độ phòng | Không yêu cầu |
Áp suất | Có áp suất âm |
Độ ẩm | Không yêu cầu |
Thiết bị cần thiết | Bàn nhận mẫu và trả kết quả: Văn phòng phẩm |
Bàn phân tích số liệu in kết quả: Máy tính + máy in màu | |
Tủ chứa áo cho phòng xét nghiệm |
2. Phòng tách chiết DNA/RNA
Yêu cầu | Mô tả |
Diện tích dự kiến (m2) | 3,5m x 3,4m |
Nhiệt độ phòng | 25oC |
Áp suất | Có áp suất dương |
Độ ẩm | 20% – 80% |
Thiết bị cần thiết | Tủ lạnh (-20oC)
Tủ mát (2 – 8 oC) Máy ly tâm tốc độ cao x2 Tủ an toàn sinh học cấp II – được trang bị: máy vortex và spin; bộ pipette dùng cho SHPT bên trong Bồn rửa Có kệ hoặc hộc tủ để chứa Vật tư tiêu hao. |
3. Phòng pha hóa chất – Phòng sạch
Yêu cầu | Mô tả |
Diện tích dự kiến (m2) | 3m x 3,4m |
Nhiệt độ phòng | 25oC |
Áp suất | Có áp suất dương |
Độ ẩm | 20% – 80% |
Thiết bị cần thiết | Tủ lạnh có ngăn mát |
Buồng thao tác x2 | |
Máy vortex và spin down | |
Bộ Pipettes cho SHPT | |
Có kệ hoặc hộc tủ chứa vật tư tiêu hao |
4. Phòng PCR
Yêu cầu | Mô tả |
Diện tích dự kiến (m2) | 3m x 8m |
Nhiệt độ phòng | 18 - 25oC |
Áp suất | Có áp suất âm |
Độ ẩm | 20% – 80% |
Thiết bị cần thiết | Bộ UPS ổn định nguồn, hệ thống nối đất tốt. |
Bàn mặt cứng (mặt đá) chống rung để đặt máy | |
(không dùng chung bàn cho 2 máy chạy cùng lúc). | |
Máy PCR hoặc Realtime PCR và máy tính điều khiển đi kèm có liên kết mạng nội bộ x2 | |
Khu vực dự trù cho hệ thống tự động (full-automation) x2 |
5. Phòng điện di và quan sát kết quả
Yêu cầu | Mô tả |
Diện tích dự kiến (m2) | 2,5m x 3,4m |
Nhiệt độ phòng | Không yêu cầu |
Áp suất | Có áp suất âm |
Độ ẩm | Không yêu cầu |
Thiết bị cần thiết | Cân phân tích (≥ 2 số lẻ) |
Lò vi sóng | |
Hệ thống điện di (gồm nguồn và bể điện di) x2 | |
Pippette 10 – 100 µl | |
Máy đọc Gel có máy tính đi kèm | |
Có kệ hoặc hộc tủ chứa hóa chất, vật tư tiêu hao | |
Bồn rửa |
6. Vùng đệm
Yêu cầu | Mô tả |
Diện tích dự kiến (m2) | 3m x 1,2m |
Nhiệt độ phòng | Không yêu cầu |
Áp suất | Có áp suất âm |
Độ ẩm | Không yêu cầu |
Thiết bị cần thiết | Không |
Mẫu thiết kế phòng xét nghiệm bệnh, phòng thí nghiệm giải phẫu bệnh
>> Xem thêm: thiết kế phòng xét nghiệm bệnh viện
Liên hệ Lý Sơn Sa Kỳ Lab để tư vấn chi tiết thiết kế thi công trọn gói nội thất bệnh viện, phòng xét nghiệm ngay hôm nay.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số Hotline: 0934 517 576
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT LÝ SƠN SA KỲ
Số 29/11 Đường số 6, Phường Hiệp Bình Phước, Tp Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh.
Tel: 028 36 36 34 76
0934 51 75 76 - 0901 681 202 (Mr Luận)
doanluan@lysonsakylab.vn
0931 458 247 (Mr Thịnh)
huynhthinh@lysonsakylab.vn
https://lysonsakylab.vn | https://lysonsakylab.com | http://lysonsaky.com.vn
Bài viết liên quan: