Áp dụng 5S trong phòng xét nghiệm như thế nào?

Áp dụng 5S trong phòng xét nghiệm như thế nào?


Áp dụng 5S vào lĩnh vực xét nghiệm giúp cho tổ chức có thể giải quyết được nhiều vấn đề. Trong bài viết trước chúng tôi đã giới thiệu về lợi ích của việc áp dụng 5S trong phòng thí nghiệm. Để áp dụng được phương pháp 5S trong phòng xét nghiệm bạn cần phải thực hiện các công việc sau đây.

Áp dụng 5S trong phòng xét nghiệm như thế nào?

S1: Sàng lọc – Loại bỏ hết các thứ không cần thiết

Đây là bước đầu tiên trong chu trình 5S. Bạn cần phải sàng lọc và loại bỏ hết các bộ phận không cần thiết trong hu vực phòng xét nghiệm. Bạn phải lọc tất cả các dụng cụ bộ phận không cần thiết.

Đây là bước đầu tiên, bạn cần sàng lọc tất cả các yếu tố trong phòng xét nghiệm. Xem xét những gì cần giữ lại và những gì cần loại bỏ. Sau khi đã xác định được các yếu tố đó ta sẽ thực hành 5S với các thẻ như: thẻ đỏ, thẻ vàng và thẻ xanh để phân nhãn mác trên từng vật dụng.

 

  1. Với thẻ đỏ là những vật dụng không cần dùng đến và cần phải vứt bỏ ngay đặt lập tức
  2. Với thẻ vàng dành cho các đồ vật không sử dụng thường xuyên và có ngày hết hạn sẽ chuyển sang thẻ đỏ để loại bỏ.
  3. Thẻ xanh là dành cho các đồ vật thường xuyên sử dụng và giữ lại. Những đồ vật này cần phải sắp xếp đúng vị trí để dễ dàng tìm thấy.

S2. Sắp xếp – để đúng vị trí các vật dụng

Sau khi gắn nhãn các vật dụng trong phòng thí nghiệm phải tiến hành tổ chức và quản lý các đồ vật theo nhãn sao cho các đồ dùng hợp lý và dễ tìm thấy nhất. Bạn cần phải đánh dấu các vị trí đặt các dụng cụ đặt các bộ dụng cụ xét nghiệm. Các đồ vật được gẵn nhãn xanh sẽ được đặt gần hơn và dễ tìm hơn. Và sẽ phải vẽ lại sơ đồ các đồ vật để cho người nào cũng có thể tìm được vị trí của các đồ vật và sau khi sử dụng xong sẽ dễ dàng sắp xếp lại.

S3. Sạch sẽ (Seison) – Loại bỏ sự lộn xộn và bụi bẩn

Với nguyên tắc này bạn cần phải xử lý loại boe tất cả các vật có nhãn đỏ – nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng bụi bẩn và lôn xộn trong khu vực xét nghiệm. Việc loại bỏ hết những thứ không cần thiết và chỉ giữ lại những thứ cần thiết sẽ làm giảm thời gian làm sạch tất cả các dụng cụ không cần thiết. Việc này vừa làm giảm thời gian không cần thiết và tạo ra một môi trường sạch sẽ, thoải mái.

Muốn có được tất cả điều này cần có sự tham gia của toàn bộ nhân viên trong phòng xét nghiệm.

S4. Săn sóc (Seiketsu) – Làm việc với các tiêu chuẩn

Bạn cần phải lập ra kế hoạch hành động trước tiên trước khi thực hiện tất cả công việc ủa 5S. Việc lập kế hoạch thực hiện bao gồm cả các công việc sàng lọc và sắp xếp theo định kỳ. Chu trình thực hiện có thể là hàng ngày, hàng tuần để đảm bảo các dụng cụ xét nghiệm được làm sạch 24/7

S5. Sẵn sàng (Shitsuke) – Theo dõi và cải thiện

Công việc này tuy được thực hiện cuối cùng nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng quyết định đến việc thực hiện 5S có hiệu quả hay không. Đó chính là sự kiểm tra, theo dõi, giám sát thực hiện các công việc. Và vai trò của nhà lãnh đạo được thể hiện ở ngay khâu cuối cùng này. Các lãnh đạo phòng xét nghiệm phải là người trực tiếp kiểm tra, giám sát thực hiện 5S để tránh việc áp dụng một cách hình thức, không đạt được hiệu quả thực tiễn.

Khi thấy có bất cứ vấn đề gì xảy ra bạn cần phải điều chỉnh và đưa ra giải pháp. Về phí nhân viên thì lãnh đạo phải là người gương mẫu thực hiện đầu tiên và đào tạo cho nhân viên thực hiện.

Trên đây là những thông tin cơ bản về 5S áp dụng trong phòng xét nghiệm. Hi vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp được các đơn vị có cái nhìn tốt và tổng quan quá trình thực hiện 5S. Để được tư vấn tốt hơn mời bạn liên hệ với các chuyên gia của Topmanjsc để có được tư vấn tốt nhất cho đơn vị của mình.

nguồn: http://topmanjsc.com

0934 517 576