lapdip approval for an apparel order

Tìm hiểu về quy trình làm labdip trong phòng lab hóa nhuộm


Tìm hiểu về quy trình làm labdip trong phòng lab hóa nhuộm

Lab Dip là gì?

Lab Dip là mẫu nhuộm nhỏ được phát triển trong phòng thí nghiệm, được nhuộm trên vải thực tế của đơn hàng để đạt giống màu theo yêu cầu mẫu màu của người mua hàng.

Người mua hàng thông thường sẽ cung cấp một hoặc nhiều mẫu màu cho đơn hàng của họ. Những mẫu màu đó gọi là swatches hay là các chip màu; có thể là trên vải, áo quần, pantone …. Nhiệm vụ của phòng thí nghiệm ở nhà máy nhuộm là phát triển các mẫu màu đó trên mẫu vải thực tế của đơn hàng và gửi cho khách hàng xác nhận (approved) trước khi nhuộm khối lượng lớn theo kế hoạch đơn hàng ở xưởng nhuộm.

Mẫu màu được phát triển ở phòng thí nghiệm đó được gọi là lapdip. Lapdip để đạt được giống mẫu của khách hàng phải qua nhiều lần điều chỉnh công thức nhuộm đến khi hoàn toàn giống với mẫu khách hàng yêu cầu về ánh màu (Hue), độ đậm nhạt (lightness), độ tươi sáng (shade), và công việc phát triển đó gọi là làm labdip. Quá trình này có thể hoàn toàn thực hiện bằng kỹ năng của kỹ thuật viên phòng thí nghiệm hoặc có thể kết hợp với sự trợ giúp của thiết bị đo màu quang phổ (Spectrometter), phần mềm tính toán phân tích đánh giá (color matching)...

What is a Lab Dip?

Công thức nhuộm lapdip là tổ hợp nồng độ thuốc nhuộm của thông thường là 3 màu: xanh, đỏ, vàng. Từ 3 màu cơ bản này, người ta có thể phối được 256 màu khác nhau bằng cách thay đổi nồng độ của một 3 thành phần. Nồng độ thuốc nhuộm cao sẽ cho ta mầu đậm, nồng độ thuốc nhuộm thấp sẽ cho ta màu nhạt. Sự kết hợp các thuốc nhuộm cơ bản (component) này với nhau gọi là combination. Ngoài việc, điều chỉnh nồng độ của các thuốc nhuộm cơ bản để đạt được màu mong muốn cuối cùng, kỹ thuật thí nghiệm còn phải cân nhắc, nghiên cứu lựa chọn một tổ hợp các thành phần có đặc điểm kỹ thuật tương thích với nhau gọi là compatible thì màu đạt được mới ổn định, ít biến động và hoặc khi chuyển công thức từ phòng thí nghiệm ra máy sản xuất khối lượng lớn mới tránh được sai số, hoặc lệch màu.

Nếu không có sự hỗ trợ của máy tính như đã nói ở trên, sau mỗi lần nhuộm mẫu labdip, kỹ thuật viên thí nghiệm sẽ phải so màu bằng mắt thường trong tủ so màu, dưới nguồn sáng được yêu cầu. Mỗi đơn hàng, khách hàng sẽ yêu cầu so màu dưới một nguốn sáng cụ thể. Ví dụ như D65, U3000, TL84….Và mỗi màu có thể giống nhau dưới nguồn sáng này nhưng lại khác nhau dưới nguồn sáng khác, hiện tượng đó gọi là hiện tượng đồng phân màu hay metamerism phenomenol. (Sẽ viết bài chi tiết hơn về kỹ thuật so màu và những lưu ý khi so màu trong tủ so màu)

Lab Dip Visual Color Assessment

Nếu có sự hỗ trợ của hệ thống Datacolor, kỹ thuật viên chỉ đặt mẫu màu của khách hàng (standard) và mẫu labdip lên vị trí đọc của đầu quang phổ kế (spectrometer), phần mềm datacolor sẽ phân tích cho ra kết quả so sánh các thông số màu của standard và labdip, đồng thời đưa ra kết quả PASS / FAIL. Datacolor còn cho phép tính toán công thức màu để nhuộm (color matching ) cũng như công thức hiệu chỉnh (correct formular) dựa trên phân tích sự khác biệt giữa hai mẫu. Tuy vậy, nhiều nhà máy cũng không khai thác được vai trò của hệ thống này do không hiểu rõ cơ chế hoạt động của hệ thống.

Mẫu labdip gửi đi cho khách hàng duyệt chấp thuận thông thường nên gồm 3-4 mẫu hoặc nhiều hơn. Công thức nhuộm của mỗi mẫu được lưu lại tại phòng thí nghiệm. Sau khi khách hàng chấp nhận và chọn một ánh màu nào đó trong những mẫu gửi đi xác nhận, công thức đó sẽ được chuyển từ phòng thí nghiệm ra khu vực sản xuất để chạy mẻ nhuộm khối lượng lớn đầu tiên. Nếu labdip gửi đi bị khách hàng từ chối, phòng thí nghiệm sẽ phải điều chỉnh tiếp công thức và lặp lại quá trình. Điều này chiếm mất nhiều thời gian dành cho việc sản xuất để kịp tiến độ giao hàng, dẫn đến việc giao hàng chậm trễ, vi phạm hợp đồng. Do đó đây là công việc vô cùng quan trọng, đòi hỏi kỹ thuật viên phải có kỹ năng tốt và tính trách nhiệm cao.

Xem thêm: Lab Dip là gì | Đối tượng của Lab Dips | Quy trình làm Lab Dip

Các công việc liên quan đến việc làm labdip:

  • Pha dung dịch gốc: Dung dịch thuốc nhuộm gốc thông thường được chuẩn bị với các nồng độ 0,1%, 0.5%, 1%, 2% cho mỗi màu vàng, xanh, đỏ.
  • Cân 0,1 gram thuốc nhuộm pha trong 100 ml mước để có dung dịch gốc 0.1%.
  • Cân 0.5 gram thuốc nhuộm pha trong 100ml nước đẻ có dung dịch gốc 0.5%
  • Cân 1.0 gram thuốc nhuộm pha trong 100ml nước để có dung dịch gốc 1%.
  • Cân 2.0 gram thuốc nhuộm pha trong 100ml nước để có dung dịch gốc 2%
  • Tính toán để lấy dung dịch gốc của mỗi màu vàng, xanh, đỏ cho công thức nhuộm:

Ví dụ: mẫu vải nhuộm là 5gr > cân 5gr vải bằng cân điện tử.

  • Dung tỷ nhuộm là 1:10 (là tỷ lệ giữa vải và nước)> lượng nước là 5*10= 50 ml.
  • Nồng độ thuốc nhuộm A trong công thức nhuộm là: x% (ví dụ: 0.5%); thuốc nhuộm B là y% (ví dụ: 0,7%) ; thuốc nhuộm C là z% (ví dụ 1%)
  • Lượng dung dịch gốc A phải lấy là: (ml)

x% * lượng vải (5grs) / nồng độ dung dịch gốc (1%)

= (0.5% * 5)/ 1% = 2.5 ml

  • Lượng thuốc nhuộm B phải lấy là:

y% * lượng vải (5grs) / nồng độ dung dịch gốc (1%)

= 0.7(%) * 5 / 1(%) = 3.5 ml

  • Lượng thuốc nhuộm C phải lấy là: (ml)

z% * lượng vải (5grs) / nồng độ dung dịch gốc (1%)

= 1 (%) * 5 / 1% = 5 ml.

Lượng muối và soda và nước còn lại, lấy theo khuyến cáo của cataloge thuốc nhuộm sử dụng và tính toán theo dung dịch gốc và dung tỷ.

  • Ví dụ tính toán để lấy các thành phần cho một lapdip Cotton bằng thuốc nhuộm hoạt tính như sau:

Mẫu vải = 5 gm.

Dung tỷ = 1: 10

Công thức:

Reactive dyes vàng  = 0.8 %

Reactive dyes xanh = 1.0 %

Reactive dyes đỏ = 0.05 %

Salt Na2 SO4  = 30 g/l

Soda Na2 CO3= 10 g/l

Tính toán:

Nước  = 5 x 10 = 50 ml.

Giả sử nồng độ dung dịch gốc  = 1 %.

Reactive dyes vàng = 5 gm x 0.8 % = 4 ml.

Reactive dyes xanh = 5 gm x 1.0 % = 5 ml.

Reactive dyes đỏ = 5 gm x 0.05 % = 0.25 ml.

Salt Na2 SO4   = 30 g/l = 30 x 50 / 1000 = 1.5 gm.

Soda Na2 CO3 = 10 g/l = 10 x 50 / 1000 = 0.5 gm.

Tổng thể tích = 50 ml

Lượng nước cần lấy là = 50ml – (4+5 + 0.25) ml = 40.75 ml.

Nhuộm theo quy trình: 60 min x 600C.

Quy trình nhuộm labdip:

Trong thực tế, mỗi màu yêu cầu có thể được dự kiến một hoặc vài công thức nhuộm bằng cách thay đổi nồng độ của mỗi thuốc nhuộm trong công thức. Nếu sử dụng phần mềm color matching, máy tính cũng sẽ khuyến cáo một vài công thức nhuộm khác nhau.

Tất cả các thành phần theo công thức đã được lấy, sau đó cho vào cốc máy nhuộm mẫu ở nhiệt độ phòng, chạy đều 10 phút, sau đó bắt đầu tăng nhiệt độ lên 60°C với tốc độ tăng 1°C/ phút. Nhuộm ở 60°C trong 45 phút. Sau đó giảm nhiệt độ xuống nhiệt độ phòng trong vòng 10 phút. Giặt sạch vải bằng nước lạnh và sau đó giặt trong dung dịch 1 g/l xà phòng (dung tỷ 1:20) ở 98°C trong 15 phút. Sau đó giặt lạnh và sấy khô và hồi ẩm để ổn định màu. Và cuối cùng là kiểm tra, đánh giá so màu với mẫu chuẩn bằng mắt trong tủ so màu hoặc có thể kiểm chứng với hệ thống datacolor. Sau đó gửi cho người mua để xác nhận.

Datacolor

Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho các bạn sinh viên một hình dung căn bản về công việc làm labdip của phòng thí nghiệm hóa nhuộm trong một công ty nhuộm. Vai trò, yêu cầu và quy trình thực hiện để có labdip đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Có thể còn rất nhiều chi tiết cần thảo luận thêm để hiệu suất công việc của phòng thí nghiệm đạt được cao hơn. Hãy cùng trao đổi thêm.

Tham khảo thêm các dự án của Lý Sơn Sa Kỳ Lab thực hiện tại đây: 

Mọi chi tiết Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp đến hotline: 0934 517 576 để được hỗ trợ tốt nhất!

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT LÝ SƠN SA KỲ
Số 29/11 Đường số 6, Phường Hiệp Bình Phước, Tp Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh.
Tel: 028 36 36 34 76
0934 51 75 76 - 0901 681 202 (Mr Luận)
doanluan@lysonsakylab.vn
0931 458 247 (Mr Thịnh)
huynhthinh@lysonsakylab.vn
 https://lysonsakylab.vn | https://lysonsakylab.com | http://lysonsaky.com.vn

0934 517 576