Nước cất cho phòng thí nghiệm, phòng khám, bệnh viện

Nước cất cho phòng thí nghiệm, phòng khám, bệnh viện


Nước cất cho phòng thí nghiệm, phòng khám, bệnh viện

Một số lưu ý khi chọn nước cất cho thí nghiệm

Nước cất, nước cất 1 lần, nước cất 2 lần cho thí nghiệm cần phải đạt được những tiêu chuẩn vô cùng chặt chẽ, nghiêm ngặt. Vậy tiêu chuẩn này là gì?

Trong phòng thí nghiệm nước cất được sử dụng làm gì?

- Trong các phòng thí nghiệm kỹ thuật hóa học, hóa sinh: nước cất được sử dụng để hòa tan các chất, pha chế, chuẩn hóa nồng độ dung dịch trong các phản ứng hóa học cần độ chính xác cao, phản ứng PCR,....

- Ngoài ra, người ta còn sử dụng nước cất để rửa dụng cụ thí nghiệm, loại bỏ hóa chất còn sót lại, bảo đảm kết quả, tính an toàn trong những lần thí nghiệm sau, tránh những phản ứng phụ đáng tiếc xảy ra.

Testing water

Tiêu chuẩn nước cất, nước cất 1 lần, nước cất 2 lần cho thí nghiệm

Để đảm bảo kết quả thí nghiệm không bị sai lệch, thì nguồn nước cất được sử dụng để pha chế, chuẩn hóa nồng độ dung dịch, tráng rửa dụng cụ thí nghiệm phải là nguồn nước cất chất lượng, cực kì tinh khiết và đạt tiêu chuẩn TCVN 4851-89 (ISO 3696-1987). Theo đó nước cất trong phòng thí nghiệm bao gồm nước cất lần 1, lần 2, lần 3; mỗi một loại nước cất sẽ cần phải đạt được những tiêu chuẩn riêng. Cụ thể:

  • Nước cất loại 1 cho thí nghiệm: là loại nước cất 2 lần được chưng cất thêm lần nữa và không có chứa chất nhiễm bẩn nào, không chứa keo ion, hữu cơ hoặc bất kì chất vô cơ nào.
  • Nước cất loại 2: là nước cất một lần được chưng cất thêm lần nữa. Nước cất loại này có chứa rất ít chất nhiễm bẩn (vô cơ, hữu cơ, keo ion). Loại nước cất này khá phù hợp với những thí nghiệm có độ nhậy cao, bao gồm cả quang phổ hấp thụ nguyên tử - AAS và thí nghiệm xác định thành phần ở lượng vết.
  • Nước cất loại 3: là nước được chưng cất 1 lần và được sử dụng cho các thí nghiệm phân tích thông thường.
Máy chưng cất nước phòng thí nghiệm
Máy chưng cất nước phòng thí nghiệm

Chỉ tiêu kỹ thuật nước cất 1 lần cho thí nghiệm

  • Tỷ lệ SiO2 (mg/l ≤ 1)
  • Hàm lượng Amoniac, muối (NH4) Amoni (mg/l ≤ 0.05)
  • Hàm lượng Sunfat là: mg/l ≤ 1
  • Hàm lượng Clrua là: mg/l ≤ 1
  • Tỷ lệ Fe (Sắt) là: mg/l ≤ 0.03
  • Hàm lượng Cu là: mg/l ≤ 0.001
  • Hàm lượng Nhôm (Al) là: mg/l ≤ 0.01
  • Độ cứng – (Ca + Mg) là: mg/l ≤ 2
  • Độ PH là 5.5 – 6.5
  • Độ dẫn điện, MS.cm-1 ≤ 5
  • Tổng lượng chất rắn hòa tan (TDS) ≤ 3

Chỉ tiêu kỹ thuật nước cất 2 lần cho thí nghiệm:

  • Tỷ lệ SiO2 (mg/l ≤ 0.02)
  • Hàm lượng Amoniac, muối (NH4) Amoni (mg/l ≤ 0.00)
  • Hàm lượng Sunfat là: mg/l ≤ 0.4
  • Hàm lượng Clrua là: mg/l ≤ 0.02
  • Tỷ lệ Fe (Sắt) là: mg/l ≤ 0.01
  • Hàm lượng Cu là: mg/l ≤ 0.0001
  • Hàm lượng Nhôm (Al) là: mg/l ≤ 0.001
  • Độ cứng – (Ca + Mg) là: mg/l ≤ 0.00
  • Độ PH là 5.5 – 6.5
  • Độ dẫn điện, MS.cm-1 ≤ 1
  • Tổng lượng chất rắn hòa tan (TDS) ≤ 0.5

Tham khảo thêm: Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4851:1989 (ISO 3696-1987) về nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.

Mọi chi tiết Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp đến hotline: 0934 51 75 76 để được hỗ trợ tốt nhất!

 

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT LÝ SƠN SA KỲ
Số 29/11 Đường số 6, Phường Hiệp Bình Phước, Tp Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh.
Tel: 028 36 36 34 76
0934 51 75 76 - 0901 681 202 (Mr Luận)
doanluan@lysonsakylab.vn
0931 458 247 (Mr Thịnh)
huynhthinh@lysonsakylab.vn
 https://lysonsakylab.vn | https://lysonsakylab.com | http://lysonsaky.com.vn

0934 517 576